LÀM GÌ SAU BUỔI APPRAISAL VỚI SẾP? / What to do after a bad performance appraisal?
Chẳng dễ chịu gì lúc ngồi làm appraisal với sếp, sau đó có khi lại thấy bực tức hoặc hoang mang. Nên làm gì để lấy lại sự tự tin và chuyên nghiệp? Tiếp thu những góp ý của sếp thế nào đây?
NGHĨ KỸ TRƯỚC KHI PHẢN ỨNG
Sẽ rất dễ trở nên tức giận hoặc phòng thủ, đặc biệt khi bạn chỉ quen đươc ngợi khen. Bạn sẽ thấy những nhận xét và góp ý của sếp chẳng đúng với mình chút nào! Dễ hiểu thôi vì cách mọi người nhìn nhận chúng ta thường khác với cách ta tự đánh giá bản thân. Quan trọng lúc này là biết kiềm chế cảm xúc. Đừng tức giận bột phát rồi quay ra chỉ trích người đánh giá mình. Hãy chờ một vài ngày cho cơn giận lắng xuống.
TÌM BẠN ĐỒNG HÀNH
Nếu vẫn cho rằng sếp thiên vị và khắt khe, hãy tìm tới một đồng nghiệp am hiểu bạn để xả stress. Nên là ai đó rất chân thành, thẳng thắn, không ngại nói với bạn những nhận xét thật lòng. Ai đó sẽ cho bạn lời khuyên tích cực, giúp bạn học hỏi và rút kinh nghiệm từ những góp ý của sếp, thay vì về hùa với những suy nghĩ tiêu cực của bạn.
GẶP LẠI SẾP KHI ĐÃ BÌNH TĨNH VÀ SUY NGHĨ THẤU ĐÁO
Hỏi thật nhiều các câu hỏi để làm rõ những phản hồi của sếp trong lần gặp trước nếu bạn chưa thực sự hiểu rõ.
Chẳng hạn: sếp đánh giá bạn “quá an toàn, thiếu sáng tạo, sợ rủi ro…” Bạn có thể hỏi: “anh/ chị cho em ví dụ một lần nào đó lẽ ra nên thay đổi cách thức làm việc mới nhưng em đã không làm…?” Bạn cần thận trọng với lời nói, giọng nói và ngữ điệu nếu không muốn bị sếp hiểu lầm là đang cay cú và thách thức.
THẢO LUẬN KỸ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN
Mục đích chính của Performance Appraisal là giúp bạn cải thiện kết quả làm việc, trau dồi phẩm chất, học hỏi và nâng cao năng lực. Vì vậy nếu thấy chưa thỏa đáng bạn nên yêu cầu sếp dành thời gian nhiều hơn nữa để thảo luận Kế Hoạch Phát Triển Cá Nhân. Hãy thỏa thuận với sếp những điểm chính cần cải thiện, có thời hạn cụ thể và cách thức đo lường rõ ràng… Bạn cũng có thể chia sẻ kế hoạch này với người đồng nghiệp thân thiết - bạn đồng hành - và nhờ họ cùng giám sát, nhắc nhở bạn thực hiện.
CHẤM ĐIỂM BUỔI APPSAISAL
Có thể kết quả công việc của bạn chưa tốt (Job Performance Rating 3.5 chẳng hạn). Có nhiều thứ nằm ngoài khả năng kiểm soát của bạn, nhưng chắc chắn bạn hoàn toàn có thể kiểm soát cách thức một buổi Appraisal sẽ diễn ra. Hãy chấm điểm cho buổi Appraisal (ví dụ: 3.0 – tốt hơn thành tích công việc!) và chia sẻ đánh giá này với sếp, yêu cầu sếp cùng hợp tác để buổi Appraisal lần sau đạt hiệu quả cao hơn.
Sưu tầm và biên dịch
Đặng Toàn Vinh – Head of Sales